Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Đường tới Bờ Rạ – một lối khác vào lịch sử
Đường tới Bờ Rạ không chỉ đơn thuần là bút ký về một chuyến đi. Tác giả kể lại câu chuyện về một giai đoạn lịch sử di dân từ châu thổ sông Hồng lên phía thung lũng sông Công theo chính sách định cư và phát triển miền núi, dưới sự chỉ đạo của chính quyền thuộc địa Pháp, sau đó là chính quyền Việt Nam. Từ đây tác giả đặt mối quan tâm vào bối cảnh lịch sử trong tương quan giữa chính sách của các chính quyền với những cuộc di dân tại miền Bắc bấy giờ.
 

Andrew Hardy đã làm cuộc hành trình lịch sử tìm lại địa danh ngôi làng mang tên Bờ Rạ trong ký ức, vốn được biết đến thông qua các câu chuyện trong giới học giả Việt Nam, cùng với các cứ liệu lịch sử được tìm thấy thông qua các văn bản thời Pháp thuộc ở trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, cục Lưu trữ quốc gia Việt Nam. Ông đã dẫn người đọc đi cùng trong hành trình tìm lại địa danh Bờ Rạ với giả thuyết ban đầu ngôi làng này mang tên một chủ đồn điền người Pháp. Với lối tiếp cận định tính, Andrew Hardy đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát, lần tìm về nơi mang tên Bờ Rạ mỗi khi nghe một thông tin nào đó có thể liên quan đến đồn điền người Pháp trong vùng, hoặc theo chân những người dân Bờ Rạ đã chuyển đi và đang sinh sống nơi khác. Chính vì vậy, phạm vi khảo sát theo cách thức lần theo các nhân chứng đã khiến cho địa bàn khảo sát được mở rộng ra nhiều địa phận trong tỉnh Thái Nguyên.

 

Nhiều nhân chứng được tác giả gặp gỡ và trò chuyện, cùng với việc đối chiếu với các văn bản thư tịch thời thuộc Pháp một cách nghiêm cẩn của tác giả, giả thuyết về ngôi làng mang tên Bờ Rạ dường như trở nên mờ nhạt và xa tắp nơi chân trời. Điều này, đã khiến cho người đọc cảm thấy không biết đâu là thực, đâu là hư, tựa như cảm thức của văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn, khi ông về thăm quê năm 1921 và nghiệm ra rằng: “Kỳ thực: trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi” (Cố hương).

 

Hay như một lời bình luận của một độc giả: “Đi đến cùng trời cuối đất vẫn chẳng thấy cái gì! Chỉ thấy một mặt nước hồ mênh mông. Còn cái định tìm thì đã vang bóng ở nơi đáy nước”. Tuy nhiên, có vẻ như tác giả đã cho người đọc thưởng thức những thước phim lịch sử “không phải về cái nơi định đi tìm, mà về cái chặng đường mà tác giả đi tìm”. Nơi đó có những hình ảnh về thiên nhiên, cảnh quan môi trường và cuộc sống của biết bao nhiều người dân tứ xứ tìm kế mưu sinh được hiện lên sống động trong những trang viết. “Bất chấp trở ngại do đồi núi, bất chấp sự huyền bí âm u của rừng độc, con người đã tìm ra cuộc sống của mình ở những đồng bằng rộng lớn”… “Chính giữa thiên nhiên quay cuồng ấy, uy lực ẩn tàng của núi rừng dường như muốn thách thức sự bé nhỏ, yếu ớt của những người khẩn hoang – những nhóm dân cư ít ỏi và lẻ tẻ trên những mảnh đất bằng đã được khai khẩn”.

 

Lâu nay, trong lối tiếp cận phương pháp luận sử học của các sử gia Việt Nam, các công trình nghiên cứu về một vùng đất, về một thời kỳ lịch sử thường được diễn đạt với lối văn phong chính luận, đi kèm với những niên biểu trong quan niệm “phi niên đại bất thành lịch sử”. Chính vì vậy, không ít công trình nghiên cứu sử học chỉ dành riêng cho giới nghiên cứu chuyên sâu chứ không đến được với số đông độc giả. Đường tới Bờ Rạ – ấn phẩm nghiên cứu lịch sử nằm trong tủ sách Đường mòn lịch sử, do trưởng đại diện trung tâm trường Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) tại Hà Nội, Andrew Hardy biên soạn (NXB Tri Thức) lại có một lối diễn đạt khác, văn phong nhẹ nhàng, súc tích nhưng vẫn tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của một công trình nghiên cứu khoa học, khiến người đọc cảm thấy hứng khởi, say mê. Quyển sách đáng đọc đối với những người đang hoạt động trong các lĩnh vực sử học, dân tộc học, nhân học và văn hoá học.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Thờ gia thần và những cắt nghĩa lý thú (15-08-2013)
    Nguyễn Bình Phương: Sống bình thường, viết không bình thường (12-08-2013)
    Khi hiện thực sang trang (08-08-2013)
    Kinh nghiệm xây dựng văn hóa đọc (07-08-2013)
    Khởi đầu của khởi đầu (31-07-2013)
    Ra mắt sách về trang phục VN thời phong kiến (02-07-2013)
    Tiểu thuyết gia Iain Banks bị ung thư (09-04-2013)
    Vi Thùy Linh trình diễn văn chương trong Nhà hát lớn (20-11-2012)
    Giải Man Booker lần 2 cho Hilary Mantel  (16-10-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (21-09-2012)
    Đào Bá Đoàn: 'Nhiều lúc chán văn mình kinh khủng' (30-08-2012)
    Lê Vi Thủy, giọng thơ lạ ở cao nguyên  (13-08-2012)
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (27-07-2012)
    Nguyễn Hiệp: 'Tôi viết chứ không phán xét' (11-06-2012)
    Philip Roth giành giải văn chương Tây Ban Nha (08-06-2012)
    Vargas Llosa: 'Văn chương không chỉ để giải trí' (06-06-2012)
    Chiến tranh ở VN qua con mắt John Steinbeck (01-06-2012)
    Cuộc đời Leo Tolstoy: Nhiều chiến tranh, ít hòa bình (21-05-2012)
    Tiêu chí của dịch văn học  (14-05-2012)
    Toni Morrison nhìn về quá khứ  (06-05-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152874938.